Một hàm răng đẹp luôn là điểm chú ý với những người đối diên. Những không phải ai cũng sở hữu hàm răng đẹp được bởi chúng ta luôn phải chịu tác động từ các yếu tốt từ bên ngoài. Vậy phục hình răng bị mẻ như thế nào cho đơn giản tiết kiệm mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất?
1. Nguyên nhân răng lại bị mẻ?
Răng bị mẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những trường hợp do thiếu hụt canxi trong men răng có thể làm cho răng dễ bị phá vỡ khi có tác động từ bên ngoài hoặc quá trình sâu răng cũng có thể làm mất sự liên kết giữ các mô răng, khiến cho các mô răng bị phá hủy dẫn đến vỡ, mẻ.
Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới tình trạng răng bị vỡ mẻ chính là do những chấn thương từ bên ngoài do va đập mạnh hoặc do tác động của lực cắn, nhai, đặc biệt là đối với những răng bản thân đã yếu do thiếu canxi. Ngoài ra, hiện tượng nghiến răng trong lúc ngủ cũng khiến răng bị bào mòn dần dần và vỡ mẻ. Khi cấu trúc răng bị yếu đi thì chỉ cần có sự tác động từ bên ngoài thì nguy cơ vỡ mẻ là không tránh khỏi.
Phục hình răng bị mẻ như thế nào?
Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân mà mức độ mẻ của mỗi người khác nhau và có cách phục hình răng bị mẻ hiệu quả. Tuy nhiên, việc điều trị khi răng sứt mẻ là điều cần thiết không những đảm bảo ăn nhai tốt mà còn hạn chế tổn thương răng lan rộng hơn, hạn chế vi khuẩn tấn công.
2. Cách phục hình răng bị mẻ hiệu quả và tiết kiệm
Một cách
phục hình răng bị mẻ cần được tiến hành càng sớm càng tốt, tránh tình trạng vết vẻ lan rộng vào sâu cấu trúc răng.
Bọc răng sứ, dùng mặt dán sứ Veneer hoặc trám răng là những phương pháp thông thường giúp khắc phục tình trạng mẻ răng hiệu quả. Nếu như bọc sứ thường phải xâm lấn đến răng bằng cách mài cùi để bọc mão sứ ở bên ngoài thì trám răng có một ưu điểm cơ bản là không xâm lấn đến răng thật, do đó thời gian trám răng cũng khá nhanh.
Thao tác trám răng mẻ hoàn thành chỉ trong vòng 10-15 phút có thể đạt được tính thẩm mỹ cao nhất. Đây được coi là phương pháp phổ biến nhất giúp khắc phục tình trạng răng vỡ, mẻ, mang lại một hàm răng đẹp ưng ý.
Hàn trám răng là cách sử dụng vật liệu composite hoặc amalgam tức là các mô nhân tạo trám vào chỗ răng sâu hoặc răng bị mẻ nhằm khôi phục lại hình dáng ban đầu của răng, đảm bảo thẩm mỹ và ăn nhai tốt. Đây là kỹ thuật trám răng trực tiếp miếng vật liệu lên răng của bệnh nhân chỉ trong một lần.
Tác dụng sau khi phục hình răng bị mẻ
Trám răng với chất liệu nha khoa composite mang lại tính thẩm mỹ cao với màu sắc như răng thật. Tuy nhiên, độ bền của composite thường duy trì khoảng 3-5 năm. Sau đó, chất trám có xu hướng trượt khỏi bề mặt trám khiến vết trám bong tróc, xỉn màu và bạn cần đến phòng khám để trám bít lại. Chính vì vậy, hàn trám với composite đòi hỏi bác sỹ cần có tay nghề giỏi để vừa đảm bảo thẩm mỹ lại có thể kéo dài tuổi thọ của vết trám.
Nếu bạn mong muốn duy trì độ bền chắc hơn cho vết trám răng khi phục hình răng bị mẻ, mẻ thì kỹ thuật trám răng gián tiếp hay còn gọi là Inlay hoặc Onlay sẽ là giải pháp hiệu quả nhất. Đây là kỹ thuật trám răng sứt mẻ được thực hiện qua nhiều lần gặp nha sỹ. Tùy theo mức độ vỡ, mẻ của răng mà nha sỹ có thể chỉ định trám Inlay hoặc Onlay.
Bác sĩ nha khoa sẽ tạo xoang trám trong chiếc răng của bệnh nhân, dấu răng sẽ được lấy để gửi về labo đúc miếng trám ở bên ngoài rồi mới trực tiếp gắn trở lại trên răng. Phương pháp này phức tạp hơn nhưng cũng mang lại hiệu quả lâu bền hơn và đặc biệt thích hợp với những vết mẻ vỡ lớn ở phần răng hàm.
Hàn trám Inlay/Onlay sẽ có mức chi phí lớn hơn so với trám trực tiếp thông thường nhưng đảm bảo mang đến cho bạn một hàm răng đẹp, chắc khỏe dài lâu, duy trì ăn nhai tốt mà không sợ bị bong bật khi ăn nhai.
3. Phục hình răng bị mẻ với công nghệ Laser Tech tân tiến nhất
Laser Tech – công nghệ trám răng tiên tiến nhất hiện nay là cách phục hình răng bị mẻ hiệu quả nhất với những ưu điểm vượt trội:
– Hàn trám Laser Tech hoàn toàn không xâm lấn đến răng như bọc răng sứ, không có tác động đến men răng thật, đảm bảo không ê buốt, đau nhức trong suốt quá trình hàn trám.
– Tăng tính tương thích giữa bề mặt trám và chất liệu trám, giúp đảm bảo độ kết dính cao, không dễ bị bong tróc khi ăn nhai do các chân bám cố định nhỏ li ti bám dính vào các liên kết mô răng.
– Chỗ trám có màu sắc tự nhiên, không đen đục, không bị xỉn màu
– Sau khi đông cứng dưới tác dụng của đèn laser, vết trám có độ bền chắc như răng thật, đảm bảo ăn nhai hoàn toàn bình thường, không bong vỡ
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét